Khai phá cơ hội giao dịch tiềm năng với mô hình sóng Diagonal trong lý thuyết Elliott
Khai phá cơ hội giao dịch tiềm năng với mô hình sóng Diagonal trong lý thuyết Elliott
Có một điều mà tôi từng rất ghét, bởi tính chất tưởng chừng phi lý của nó. Tôi đã tiếp xúc với phương pháp này vào năm 2020, khi bắt đầu học về trade. Ban đầu, nó thực sự khiến tôi cảm thấy rối rắm bởi quá nhiều vấn đề, quá nhiều giả thuyết và đòi hỏi phải suy nghĩ liên tục.
Thú thật, tôi đã thử áp dụng nhưng hoàn toàn bất lực.
Tôi đã bỏ qua nó một thời gian, cho đến khi tôi thực sự hiểu và bắt đầu thử nghiệm lại. Kết quả, tôi đã kiếm được tiền từ chính phương pháp này. Đó chính là Elliott Wave - một học thuyết thoạt nghe có vẻ vô lý, nhưng lại giúp tôi giải quyết nhiều vấn đề quan trọng trong giao dịch: từ việc gồng lệnh, vào lệnh, đến việc củng cố sự tự tin khi phân tích thị trường.
Elliott Wave không chỉ giúp tôi trả lời những câu hỏi của chính mình mà còn hỗ trợ các thành viên trong team: Khi nào nên Sell? Khi nào nên Buy? Buy thì chốt lãi ở đâu? Sell thì đặt Stop Loss tại vị trí nào?
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ về nguyên lý hoạt động của Elliott Wave và một trong những dạng sóng mà tôi thấy hiệu quả nhất. Tôi tin rằng, nếu bạn kiên trì và áp dụng, bạn cũng có thể đạt được thành công như tôi.
Điều quan trọng mà tôi muốn chia sẻ với bạn là bạn có thể áp dụng với tất cả các khung thời gian nếu bạn kết hơp với volume trading mà tôi chia sẻ!!!
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng, dấu hiệu nhận biết, công cụ hỗ trợ và chiến thuật giao dịch. Hãy dành ra khoảng 10 phút để đọc và suy ngẫm, bạn sẽ thấy khả năng kéo dài entry cũng như tối ưu hóa lệnh của mình lên đến 1 giờ hoặc thậm chí hơn.
Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott và mô hình Diagonal
Lý thuyết sóng Elliott là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến trong giao dịch tài chính, đặc biệt trong thị trường chứng khoán, ngoại hối và tiền điện tử. Được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott, lý thuyết này dựa trên việc phân tích các hình mẫu lặp lại trong biến động giá trên thị trường. Trong đó, mô hình sóng Diagonal được coi là một yếu tố quan trọng, cung cấp nhiều cơ hội giao dịch tiềm năng.
Hiểu Về Nguyên Lý Cơ Bản Của Lý Thuyết Elliott Wave
Trước tiên, để nắm vững mô hình sóng Diagonal, bạn cần hiểu rõ về nguyên lý cơ bản của lý thuyết Elliott Wave.
1. Sóng Xu Hướng (Impulse Waves)
Cấu trúc: Gồm 5 sóng chính (1-2-3-4-5)
Hướng chuyển động: Theo chiều chính của thị trường
Chức năng: Thể hiện động lực và xu hướng của thị trường
2. Sóng Điều Chỉnh (Corrective Waves)
Cấu trúc: Gồm 3 sóng (A-B-C)
Hướng chuyển động: Ngược với xu hướng chính
Chức năng: Điều chỉnh tâm lý và cảm xúc của nhà đầu tư
Nguyên Tắc Cơ Bản của sóng Elliott
Nguyên Tắc Sóng 1:
Sóng 2 không được điều chỉnh hoàn toàn sóng 1, tức là không được dài hơn 100% của sóng 1.
Nguyên Tắc Sóng 3:
Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất. Về logic, nó chỉ cần dài hơn sóng 1 là đủ.
Quy Luật Phổ Biến:
Sóng 4 không được chồng lấn vào vùng giá của sóng 1.
Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất.
Dựa trên các nguyên lý trên, tôi đã phát triển lý thuyết về sóng Diagonal. Nếu một chuỗi sóng có 5 sóng mà có tính chất chồng chéo, cụ thể là sóng 4 vi phạm vào phạm vi của sóng 1, tôi sẽ gán tên cho nó là Diagonal Wave. Đây chính là logic cốt lõi mà bài viết này muốn truyền tải.
Hãy cùng khám phá sâu hơn về mô hình sóng Diagonal và cách áp dụng nó trong giao dịch!
Định nghĩa Mô hình Sóng Diagonal
Mô hình sóng Diagonal thường xuất hiện ở các giai đoạn kết thúc hoặc giai đoạn hiệu chỉnh của một chu kỳ sóng Elliott. Có hai dạng mô hình sóng Diagonal chính:
Ending Diagonal: Thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của xu hướng, cụ thể ở sóng thứ 5 trong sóng đẩy hoặc sóng C trong sóng điều chỉnh, thể hiện sự suy yếu của động lực thị trường.
Leading Diagonal: Thường có cấu trúc 5 sóng, trong đó sóng 1 và sóng 4 có thể chồng lấn nhau. Xuất hiện ở sóng 1 của sóng đẩy hoặc sóng A của sóng hiệu chỉnh, báo hiệu xu hướng mới đang hình thành
Cả hai dạng sóng này đều có hình dạng giống tam giác và có cấu trúc gồm 5 sóng, trong đó các sóng có thể có độ dài chồng chéo và tạo nên các góc xiên đầy đặc trưng mà tôi hay gọi là cấu trúc nén. Chỉ cần bạn thấy 4 vi phạm vào 1 là có thể áp dụng và gán nó như hình minh họa mà tôi đã áp dụng.
Đặc điểm của Mô hình Sóng Diagonal
Mô hình Diagonal có một số đặc điểm chính mà nhà giao dịch cần lưu ý:
Dạng tam giác: Cả "Leading Diagonal" và "Ending Diagonal" đều mang hình dáng tương tự tam giác.
Chồng lấn sóng: Một số đoạn sóng có thể chồng lấn lẫn nhau, khác với mô hình sóng đẩy thông thường.
Cấu trúc 5 sóng: Mỗi mô hình sóng Diagonal đều chứa 5 sóng.
Chiến lược giao dịch với Sóng Diagonal
Nhận diện kịp thời sóng Diagonal có thể mang lại những lợi thế lớn trong giao dịch:
Chốt lời sớm tại sóng Ending Diagonal: Khi nhận ra sóng Ending Diagonal, nhà giao dịch có thể dự báo đợt đảo chiều giá và tiến hành chốt lời.
Bắt đầu vị thế mới tại sóng Leading Diagonal: Các nhà giao dịch có thể đánh giá vị thế mua hoặc bán tiềm năng ngay khi Leading Diagonal xuất hiện ở đầu các chu kỳ mới.
Nếu bạn đã từng giống tôi, sợ hãi trong việc nhận diện chu kỳ sóng và cách vẽ. bạn có thể sử dụng phần mềm mà team hỗ trợ cho bạn. Chúng tôi cung cấp và hướng dẫn sử dụng phần mềm motiwave scan và vẽ sóng tự động để nhận dạng ra các sóng tiềm năng. Tuy nhiên bạn cần phải hiểu logic như trên thì bạn mới có thể sử dụng phần mềm. Nếu bạn cần phần mềm này bạn có thể liên hệ tôi. Tôi sẽ cài và hướng dẫn cho bạn. Quan trọng là bạn có thể dùng nó cho tất cả các thị trường ví dụ như Chứng khoán cơ sở, Phái sinh hàng hóa, Forex hay tiền điện tử.
Kết luận
Mô hình sóng Diagonal trong lý thuyết sóng Elliott là một công cụ mạnh mẽ, đem lại cơ hội giao dịch đầy tiềm năng. Việc hiểu rõ các đặc điểm và chiến lược áp dụng của mô hình này sẽ giúp nhà giao dịch đưa ra những quyết định hiệu quả hơn trong thị trường tài chính ngày càng phức tạp.
Bạn cũng có thể áp dụng mô hình này với volume profile trong chiến lược giao dịch bốn bước tiềm năng mà tôi đã chia sẻ để tăng hiệu suất giao dịch.
Nếu bạn thắc, hoặc có câu hỏi nào dành cho tôi Vui lòng liên lạc với tôi qua email: [email protected]
Cùng xem một vài ví dụ mà tôi sử dụng phần mềm này để phát hiện các nhịp điều chỉnh sớm trong phần cuối bài viết nhé.